Monday, August 4, 2014

Mẹ – Suối Nguồn Yêu Thương

Mẹ – Suối Nguồn Yêu Thương Tháng Chín 2, 2009 Huynh Hue 42 phản hồi Hôm nay ngày rằm tháng bảy, là ngày đại lễ Vu Lan theo Phật giáo, là ngày mà những người con đến chùa cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu thoát. hhong_do Tuy vậy, nhưng cả tháng 7 âm lịch được xem như mùa báo hiếu và ở nhiều nơi các hoạt động chào mừng ngày Vu Lan đã diễn ra từ chủ nhật vừa rồi kéo dài cho đến hết tuần. Các bạn đã biết và đã nghe rất nhiều bài thơ và khúc hát về Mẹ hiền, về tình mẹ như bài Bông Hồng Cài Áo ( thơ Nhất Hạnh, nhạc Phạm Thế Mỹ), Tình Mẹ, và bạn sẽ nghe những bài hát về Mẹ như thế vào chuyên mục đặc biệt trên Đọt Chuối Non. Người Việt Nam có một ngày lễ về Mẹ thực đặc biệt. Thế còn Phương Tây thì sao? Vẫn có một ngày cho Cha vào chủ nhật thứ ba của tháng 6 ( Father’s Day) và một ngày cho Mẹ ( Mother’s Day) vào chủ nhật thứ hai của tháng 5, nhưng tất nhiên không có nghi thức cài bông hồng trên áo độc đáo như người Phật tử Việt Nam chúng ta. Nhưng tình mẫu tử thì bất kể ngôn ngữ, chủng tôc, tôn giáo, tuổi tác, hay giới tính nào cũng đều có chung một tiếng gọi mẹ yêu dấu thiết tha, và những bài hát ca ngợi Mẹ – tình yêu mẹ, luôn được mọi người yêu mến, vì trên đời này còn chi cao quý, lớn lao, và tuyệt vời bằng tình Mẹ? Có ai trong chúng ta không biết mẹ là suối nguồn vô tận của yêu thương? LongMe Hai ngày qua, Nhạc Xanh đã nhận được một số đề nghị của các bạn trẻ về những bản nhạc đặc biệt cho chủ đề này. Hôm nay là lúc phù hợp để bạn nghe những bài nhạc diễn tả tình mẹ, cảm xúc về Mẹ, và một số bạn sẽ dịch các bài ưa thích sang Tiếng Việt như một cách thể hiện tình cảm trân quý các bạn dành cho mẹ. Các bạn sẽ nghe những danh ca như Céline Dion, The Beatles, Shania Twain, Dolly Parton, Jamie O’Neal, Taylor Swift, Charlotte Church, Christina Aguilera, và Phi Collins. Các bạn sẽ thấy mẹ là người hùng trong mắt cô con gái ( In My Daughter’s Eyes). Nhưng thực ra mẹ cũng là tất cả, đầu bếp, người lái xe đưa đón, người kể chuyện thần tiên, người chắp cho con đôi cánh để bay cao khỏi cái tổ ấm đầu tiên, là người hùng của ai đó ( Somebody’s Hero). Mẹ là người, ngày con bé bỏng, bởi nhà nghèo không có tiền, đã dùng giẻ vụn để may một chiếc áo khoác nhiều màu trăm mảnh vụn cho con được ấm lúc thu đông. Vậy nên dù bạn bè con cười cợt, con đã tự hào mặc nó tung tăng, tự thấy mình giàu có trong chiếc áo khoác vải vụn nhiều màu với từng đường kim nét chỉ kết bằng trọn vẹn thương yêu của mẹ ( Coat of Many Colors). me 4 Ngày đẹp nhất đời con là khi con có mẹ chẳng kể con lên 5 hay 13 tuổi, hoặc khi 50 tuổi (The Best Day), vì mỗi khi con bị cuốn vào những cơn bão táp phong ba, mẹ luôn là thành lũy che chắn gió mưa; khi con vấp ngã đã có tay mẹ nâng đỡ. Mẹ là bạn hiền, là sức mạnh, là tình yêu, là ý chí cho con vươn vai mà lớn (I Turn To You). Tuyệt vời hơn, mẹ không chỉ chăm sóc con phần thể xác, mẹ còn dạy bảo và cầu nguyện cho con được bình an, hiểu biết, khôn ngoan. ( Mother’s Prayer). Mẹ đã cho con cuộc sống, cho con một cái tên, và trên hết mẹ đã dạy cho con biết ý nghĩa của yêu thương. ( Mama You Gave Me Life). Tình yêu của mẹ ấp ủ và trải rộng suốt cuộc đời con. Con lớn lên trong dòng sữa mẹ ngọt ngào và lời ru dịu dàng. Rồi con thành chàng trai và cô thiếu nữ của tuổi hồng, tuổi ngọc. Mẹ vẩn chăm chút cho con, chỉ bảo cho con từ cách đi, dáng đứng, lời ăn và tiếng nói, manh quần tấm áo. Mẹ hi sinh cả bản thân, ăn uống kham khổ, áo quần giản dị; tất cả chỉ vì lo lắng dành dụm tất cả cho con. Khi con đã thành nhân chi mỹ, bước vào tuổi yêu đương, Mẹ lại lo lắng, mong sao con có một người bạn đời phù hợp và con được hạnh phúc trong tổ ấm của riêng mình. Dẫu con 30, 40 tuổi, con vẫn là con trẻ ngây thơ trong mắt mẹ ngày nào… Mẹ luôn ở trong trái tim con suốt đời, dù mẹ ở đâu, còn trên trần thế hay đã về bên kia suối nguồn vỉnh cửu: (You’ll Be In My Heart). Con chẳng bao giờ quên bài hát mẹ đã dạy con và sẽ truyền lại cho đàn cháu của mẹ. ( Song My Mother Taught Me). Còn một điều: Xin đừng quên nhớ mẹ. ( Don’t Forget To Remember Me). Trong ngày Vu Lan dạt dào xúc cảm về Mẹ, xin mượn lời thơ Thanh Nguyên tặng tất cả các anh chị em, và các bạn mấy lời về mẹ: Mẹ! Có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Cái đóm lửa thiêng liêng Cháy trong bão bùng, cháy trong đêm tối Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi Là cho – đi – không – đòi – lại – bao – giờ Cổ tích thường bắt đầu từ: “Ngày xưa có một công chúa…” hay “Ngày xưa có một vị vua…” Cổ tích còn bắt đầu từ: “Ngày xưa có mẹ…” mehien2 Với mình mẹ mãi là suối nguồn yêu thương với những hi sinh tảo tần nuôi con ăn học của ngày xưa còn bé, và của bây giờ khi tóc trên đầu đã đIểm sương và mẹ già lưng đã còng không còn đi lại được Cho mình được nhắn gửi các bạn một lời: Những ngày này hãy nghĩ đến mẹ và bằng cách tốt nhất có thể làm vui lòng mẹ cha bằng những việc có ý nghĩa thiết thực và giá trị làm Người con hiếu thảo. Hãy chăm sóc yêu thương mẹ cha, ông bà khi còn tại thế, làm cho họ hạnh phúc. Các bạn còn mẹ hãy cài cho mình một bông hồng đỏ thắm và hân hoan vì mình còn diễm phúc có mẹ trên đời. Với những bạn không được may mắn còn cha mẹ, hay mẹ đã đi xa, bạn hãy cài cho mình một bông hồng trắng. Xin bạn chớ buồn phiền bởi mẹ vẫn còn đó: tràn đầy trong trái tim yêu mẹ của bạn. Nhắm mắt lại một thoáng thôi, bạn sẽ đắm mình vào biết bao kỉ niệm và hồi ức đẹp của những ngày có mẹ. Mẹ không ở đâu xa. Mẹ là tình yêu- là suối nguồn yêu thương trong trái tim của tôi, của bạn. Thân ái chúc các bạn một ngày vui tề tựu quanh mẹ hiền, và nếu có thể lên chùa hay tại nhà cầu nguyện cho mẹ cha được bằng an vui sống. Mời các bạn cùng với mình nghe những giai điệu ngợi ca Mẹ và trải lòng mình qua những xúc cảm bài hát đem lại cho các bạn: 1. Coat of Many Colors – Shania Twain Back through the years I go wonderin once again Back to the seasons of my youth I recall a box of rags that someone gave us And how my momma put the rags to use There were rags of many colors Every piece was small And I didn’t have a coat And it was way down in the fall Momma sewed the rags together Sewin every piece with love She made my coat of many colors That I was so proud of As she sewed, she told a story From the bible, she had read About a coat of many colors Joseph wore and then she said Perhaps this coat will bring you Good luck and happiness And I just couldn’t wait to wear it And momma blessed it with a kiss Chorus: My coat of many colors That my momma made for me Made only from rags But I wore it so proudly Although we had no money I was rich as I could be In my coat of many colors My momma made for me So with patches on my britches Holes in both my shoes In my coat of many colors I hurried off to school Just to find the others laughing And making fun of me In my coat of many colors My momma made for me And oh I couldnt understand it For I felt I was rich And I told them of the love My momma sewed in every stitch And I told em all the story Momma told me while she sewed And how my coat of many colors Was worth more than all their clothes But they didn’t understand it And I tried to make them see That one is only poor Only if they choose to be Now I know we had no money But I was rich as I could be In my coat of many colors My momma made for me Made just for me http://dotchuoinon.com/2009/09/02/m%E1%BA%B9-su%E1%BB%91i-ngu%E1%BB%93n-yeu-th%C6%B0%C6%A1ng/

Mẹ là suối nguồn yêu thương của đời con

Mẹ là suối nguồn yêu thương của đời con Đất mẹ đã dang rộng vòng tay đón lấy mẹ, con biết kể từ lúc đó con có đốt đuốc rọi khắp trần gian cũng không tìm thấy mẹ. Trong con giờ chỉ còn một miền ký ức của một cuộn phim cuộc đời quay chậm về những gì đã qua. >Nhớ Mẹ tảo tần đi bán gạo nuôi con Ánh sáng đem đến cho muôn loài sự sống và tất cả sẽ không sinh sôi nảy nở nếu thiếu đi dòng nước mát trong lành. Cha là ánh thái dương soi chiếu đời con qua từng bước trưởng thành. Mẹ là suối nguồn yêu thương đã góp công chăm sóc nuôi dưỡng ấp iu con từ tấm bé cho đến khi khôn lớn. Có ai hiện hữu trên cõi đời này mà không được mẹ sinh ra. Nếu công cha cao như Thái Sơn thì nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy mãi không bao giờ vơi cạn. Mẹ là suối nguồn của tình yêu thương muôn đời bất diệt và cũng là nét đẹp phẩm hạnh đạo đức muôn thuở của người phụ nữ Việt Nam. Mẹ như dòng suối mát hiền lành vươn rộng đôi cánh tay nhẹ nhàng trôi chảy trên những vùng đất đi qua đem dòng nước ngọt lành tưới khắp cỏ cây để cỏ cây đơm hoa kết trái đâm chồi nảy lộc. Thật vậy, mẹ là suối nguồn của tình yêu thương mà không ai trong chúng ta có thể phủ nhận. Nếu ở cha là sự vững chải đĩnh đạc, sự nghiêm nghị cứng rắn thì ở nơi mẹ là sự uyển chuyển dịu dàng, sự chịu thương chịu khó. Chín tháng mẹ cưu mang con là bắt đầu của sự ghi dấu công lao mang nặng, nhưng có bao giờ mẹ nghĩ đến điều đó. Không ít người đã là bà, là mẹ vẫn không kìm được nước mắt khi nhớ về công ơn của đấng sinh thành. Ảnh: Phan Dương. Không ít người đã là bà, là mẹ vẫn không kìm được nước mắt khi nhớ về công ơn của đấng sinh thành. Ảnh: Phan Dương. Mẹ chỉ biết rất hạnh phúc khi con chào đời, nhìn khuôn mặt ngây thơ bé bỏng của con thì mọi nỗi vất vả của chín tháng khó nhọc. Bao nỗi đau đớn nhọc nhằn khi lâm bồn như tan biến hết để lại trên khuôn mặt chưa ráo giọt mồ hôi của mẹ là nụ cười hạnh phúc mãn nguyện. Con là món quà quý mà tạo hóa đã ban tặng cho mẹ. Mẹ không mong gì hơn được ôm con trong vòng tay. Và có phải cũng từ đó con đã gắn với mẹ, trong lòng mẹ từ bào thai bé xíu đến khi chào đời và theo mẹ, con lớn lên!.. Mẹ yêu thương con như chính máu thịt của mình. Trong lòng mẹ đôi khi con cứng đầu hành mẹ đến nỗi mẹ không ăn suốt ngày chỉ nôn ói, mẹ không giận con mà còn lo lắng con của mẹ sẽ vì thế mà chậm phát triển. Có ai đi tìm được đâu là đầu nguồn nước và cũng có ai đo được hành trình của dòng nước chảy đến đâu? Người ta chỉ nghĩ rằng ở nơi nào có dòng suối mát là ở nơi đó có màu xanh hoa cỏ. Và không phải ngẫu nhiên mà người xưa lại ví: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Việc sinh con đã khó bởi mẹ như người đi biển đơn côi phải gắng sức vượt qua đại dương mênh mông mà không có sự trợ giúp. Nuôi con càng khó hơn bởi phải cất công chăm chút cho con từng miếng ăn giấc ngủ, con ốm đau bệnh hoạn lòng mẹ chẳng yên tâm: “Con ho ngực mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi.” (ca dao) Những đêm thức trắng vì con là việc làm thường xuyên, mẹ không hề than vãn chỉ mong con khỏe mạnh. Rồi thì những cơn sóng gió cuộc đời đôi khi lại ập đến, tai họa giáng xuống đến không ngờ, mẹ chẳng khác gì dòng suối chảy, con nước trắng trong mỏng mảnh mềm mại ấy phải len lỏi qua từng hẻm núi, khe sâu, phải vượt qua những thác ghềnh xô đập. Trước sóng gió cuộc đời con nước êm đềm hiền hòa nhưng lại thật sự cứng cỏi vững vàng âm thầm vượt qua những tảng đá gồ ghề cứng chắc đem nguồn nước mát yêu thương cho sự sống. Đó là khi cha đột ngột ra đi để lại cho mẹ, người mẹ trẻ một mình chèo chống nuôi con. Con tưởng mẹ đau đớn ngã quỵ nhưng không, tình thương yêu con là mãnh lực đem lại cho mẹ sự kiên cường, một nghị lực phi thường để chịu đựng, để vượt qua mà che chở cho đàn con cùng nắm tay chúng con bước tiếp đoạn đường đời, nuôi dạy chúng con khôn lớn nên người. Con thực sự tìm thấy ở mẹ sự hội tụ nét đẹp của người mẹ sự yêu thương hy sinh và sự chịu đựng tuyệt vời. Đó cũng chính là sự cứng rắn bản lĩnh của người phụ nữ kiên cường không trở ngại nào quật ngã. Những tháng ngày lớn lên trong sự nuôi dạy và giáo dục của mẹ con cảm thấy hạnh phúc nhân đôi bởi mẹ vừa là cha vừa là mẹ. Mẹ là hình ảnh của dòng suối dịu êm hiền hòa và cũng là cây thông vững chải giữa trời mưa nắng. Và con thật sự hạnh phúc khi được làm con của mẹ, người xưa nói quả không sai: “Mồ côi cha ăn cơm với cá. Mồ côi má lót lá mà nằm”. Công lao trời biển của mẹ không làm sao tính toán được và mẹ cũng chẳng bao giờ làm một bài tính cộng với con. Từng mùa xuân cuộc đời cứ lặng lẽ trôi qua, chúng con lớn lên thành đạt. Sự thành đạt của con đối với mẹ lại là món quà quý thứ hai mà tạo hóa không phụ công, ân ban cho mẹ. Đơn giản mẹ chỉ nghĩ thế và lấy đó làm niềm vui, niềm tự hào của mẹ. Con biết mẹ hạnh phúc lắm. Mỗi khi có dịp gặp họ hàng hay người thân hỏi thăm đến con gái, mẹ khoe ngay “con gái tôi làm cô giáo”. Hạnh phúc biết bao khi mẹ coi như đó cũng là sự thành công của mẹ! Mẹ không ham giàu sang tiền của, mẹ chỉ mong con nên người có nghề tạo nghiệp giúp đời. Mẹ đơn giản trong suy nghĩ nhưng sáng ngời trong đạo đức nhân văn và có lẽ con cũng học được ở mẹ một mẫu hình chung đó. Tiếng ai rao trong đêm, tiếng rao mời gọi thiết tha cùng với tiếng bước chân lặng lẽ quang gánh bán hàng, con nhớ lắm những tháng ngày mẹ vất vả nuôi con ăn học, những năm tháng cực nhọc lo toan đong đầy trên đôi vai gầy guộc yếu ớt. Suốt đời mẹ là chuỗi ngày dài cực nhọc chỉ biết nuôi con. Tiếng rao hàng làm con giật mình nhớ mẹ. Tròn một năm rồi con không được gọi “Mẹ ơi!”. Không phải vì con đi công tác xa không về thăm mẹ, không phải vì công việc quá bận rộn để con quên mẹ mà là vì mẹ đã thật sự ra đi mãi mãi. Đất mẹ đã dang rộng vòng tay đón lấy mẹ là con biết kể từ lúc đó con có đốt đuốc rọi khắp trần gian cũng không tìm thấy mẹ. Trong con giờ chỉ còn một miền ký ức của một cuộn phim cuộc đời quay chậm về một người mẹ, hình ảnh người mẹ hội tụ những giản dị bình thường nhưng đẹp đẽ nhất - Mẹ - suối nguồn yêu thương - và cũng là người hội tụ những đức tính thiêng liêng cao quý nhất của người phụ nữ Việt Nam góp phần làm nên hạnh phúc nhân gian… Tất cả là mẹ đấy! Mãi mãi và mãi tim con không phai mờ hình bóng Mẹ. Mẹ ơi !...

Mùa Vu-lan báo hiếu

Mùa Vu-lan báo hiếu vào tiết Trung Nguyên tháng bảy âm lịch hằng năm, xuất phát từ tích ngài Mục-kiền-liên cứu mẹ: Sau khi chứng được lục thông, tôn giả Mục-kiền-liên muốn tìm mẹ của mình để báo đáp ân sinh thành dưỡng dục. Ngài bèn dùng thiên nhãn tìm chốn thác sinh của mẹ, thấy mẹ đọa vào đường Ngạ quỉ, luôn bị đói khát dày vò, bụng to như chiếc trống, cổ nhỏ như lỗ kim, lưng còng xương lộ, trông chẳng giống người. Thấy mẹ như vậy, lòng tôn giả đau như cắt, vội vàng hóa ra bát cơm đem dâng từ mẫu. Mẹ ngài được cơm tức thì tính tham của loài ngạ quỉ trổi dậy, tay trái che bát, tay phải bốc ăn, nhưng thật thảm thay, cơm chưa tới miệng đã hóa thành than lửa đỏ hồng, không thể ăn được. Tôn giả Mục-kiền-liên đau đớn vô cùng, về bạch với đức Phật chuyện vừa xảy ra. Đức Phật dạy: Mẹ con xưa đã tạo tội sâu nặng, sức một mình con không thể cứu được, dù con hiếu thuận cảm động trời đất nhưng mà trời đất quỉ thần thảy đều thúc thủ; phải nhờ thần lực của mười phương tăng mới mong cứu được. Đại Mục-kiền-liên! Ngày rằm tháng bảy, là ngày Tự Tứ của mười phương Tăng, ngày Phật hoan hỉ, con nên chuẩn bị đủ vị cơm canh cúng dường chúng tăng khắp cả mười phương, thỉnh tăng chú nguyện, nhờ thần lực ấy, mẹ con thoát khỏi cảnh khổ ngạ quỉ. Tôn giả Mục-kiền-liên vâng lời Phật dạy, đến ngày rằm tháng bảy, sắm sửa thức ăn để cúng dường chư tăng và cầu thỉnh chư tăng chú nguyện. Nhờ công đức này mà mẹ ngài ngay trong ngày ấy thoát khổ ngạ quỉ, sinh lên cõi trời. Kể từ đó, tôn giả được tôn xưng là Đại Hiếu Mục-kiền-liên và gương sáng của Ngài được những người con hiếu thảo noi theo, truyền mãi đến ngày nay. Vì thế, cứ mỗi độ Thu về, âm hưởng Vu-lan đồng vọng khắp muôn nơi, từ chốn đô thị phồn hoa, đến miền quê xa hẻo lánh, cùng trào dâng niềm báo hiếu công ơn cha mẹ. Công cha nghĩa mẹ cao vời Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta Nên người, ta phải thiết tha Đáp đền ân nặng như là trời cao. Báo hiếu là một quan niệm đúng đắn, một việc làm cao đẹp muôn đời được tôn vinh. Báo hiếu phải đầy đủ hai nghĩa tri ân và báo ân. Vì tri ân mà không báo ân thì đó là những ý nghĩ mông lung, những lời nói suông hoặc, chẳng thiết thực cụ thể, không có một kết quả rõ ràng. Nếu báo ân mà không tri ân thì sự báo ân đó không trọn vẹn ý nghĩa. Chúng ta thử nghĩ, có ai đó không biết người khác cho mình ân huệ gì mà lại sinh tâm báo đáp, điều đó có thể xảy ra không? Thật khó có, nếu không muốn nói là chưa từng có. Vì thế muốn báo ân trước hết phải tri ân. Ta hãy lắng lòng đọc lại lời Phật dạy trong kinh Báo ân Cha Mẹ. A nan! Ân Đức cha mẹ có mười điều sau đây: MỘT là ân thai mang giữ gìn. Vì nhân duyên nghiệp lực cho nên chúng sinh gá vào thai mẹ, trải qua nhiều ngày mẹ phải chịu khổ, chín tháng cưu mang, nặng nhọc như đội đá, đi đứng ngại gió mưa, quần áo không sửa soạn, trang điểm còn kể chi. HAI là ân sinh sản khổ sở. Đến tháng thứ mười, gần ngày sinh nở, tâm trạng mẹ hiền: đêm đêm như bịnh nặng, ngày ngày tợ hoàng hôn, hồi hộp lo nghĩ, lệ sầu tuôn rơi, nghĩ ngợi mông lung, chỉ sợ tử thần không dung tánh mạng. BA là ân sinh rồi quên lo. Trong khi sinh đẻ, gan ruột từ mẫu dường như xé rách, đau đớn mê man, máu huyết dầm dề, khi nghe con an toàn thì vui mừng quên hết, song vui đó lại buồn đó, lo nghĩ xiết ruột gan. BỐN là ân nuốt đắng nhổ ngọt. Tình thương cha mẹ thật sâu nặng, thương mến có bao giờ nhạt phai. Nhổ ngọt không tiếc nuối, nuốt đắng nào phiền hà. thương mến càng sâu đậm, bi sầu càng tăng thêm, miễn sao con no ấm, đói khát mẹ nào từ. NĂM là ân nhường khô nằm ướt. Mẹ nằm chỗ ướt át, nâng con chỗ ấm khô. Đôi vú no đói khát, hai tay che gió sương, yêu thương quên ngủ nghỉ, sủng ái hết giá lạnh, chỉ mong con yên ổn, mẹ hiền không cầu an. SÁU là ân bú mớm nuôi nấng. Mẹ hiền ân hơn đất, cha nghiêm đức quá trời, che chở ân cao dày, cha mẹ nào tính toán, không hiềm không mắt mũi, không ghét què chân tay. Con sinh ra từ bụng mẹ, còn đổi dạ thương ai. BẢY là ân tắm rửa săn sóc. Không nghĩ phận mình, chỉ lo con bệnh, cho nên hết lòng tắm rửa săn sóc. Áo quần lo cho con, rách rưới mẹ cam chịu. Thân con được đầy đủ là lòng mẹ ấm áp. TÁM là ân xa cách thương nhớ. Chết mà từ biệt đã đành, khó nhẫn nại; sống mà biệt ly, lại càng rất nhớ thương. Con đi đường xa cách, lòng mẹ bóng theo hình, ngày đêm không thư dạ, sớm tối nào tạm quên. Khóc như khóc vượn nhớ con, thương nhớ nát can trường. CHÍN là ân vì con làm ác. Lao khổ đủ muôn bề, bữa ăn rất khó kiếm. Vì muốn con no ấm, việc ác mẹ khó từ. Nuôi con khôn lớn, lo gầy dựng, lo cơm áo, sợ cơ hàn; kho nấu bao sinh vật, cũng vì ngon miệng con. MƯỜI là ân thương mến trọn đời. Ân đức của cha mẹ cao sâu hơn trời đất, hi sinh hết tất cả, vẫn thấy chưa vừa lòng. Mẹ già hơn trăm tuổi còn thương con tám mươi. Tình thương có ngừng chăng, chỉ hơi thở cuối cùng. A nan! Như Lai xét thấy chúng sinh tuy làm thân người, nhưng tâm trí vẫn còn tối tăm. Không biết ân đức cha mẹ cao dày. Không biết kính trọng, vong ân bội nghĩa. Không lòng mến thương, bất hiếu bất mục. Từ mẫu mang thai trong mười tháng tròn, đứng ngồi không yên, như gánh gánh nặng, ăn uống không xuống, như bệnh lâu ngày. Khi đủ ngày tháng, sắp sửa sinh con, thì đủ khổ sở, khiếp sợ tử thần, tánh mạng mong manh. Như vật bị hại, huyết chảy tràn đất. Mẹ khổ đến thế mới sinh ra ta. Sinh rồi nuốt đắng nhổ ngọt, bồng ẵm nuôi nấng, không kể mệt nhọc, chịu nắng chịu mưa, không từ cay đắng. Chỗ khô con nằm, chỗ ướt mẹ lăn. Suốt trong ba năm, nhờ huyết sữa mẹ mới thành đứa bé. Đến khi khôn lớn, lo việc giáo dục, lo việc hôn nhân, kinh doanh sản nghiệp, tận tụy lao lung. Khổ nhọc suốt đời, không kể công khó. Con cái tật bệnh, cha mẹ bệnh theo, bịnh con nếu hết, cha mẹ mới lành. Qua đoạn kinh văn trên, chúng ta đã cảm nhận được một cách rõ ràng công ơn trời biển của hai đấng sinh thành. Đức Phật đề cao sự hiếu dưỡng cha mẹ, Ngài dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”, hay trong kinh Đại Tập ghi: “Gặp thời không có Phật, khéo thờ phụng cha mẹ chính là thờ Phật”. Điều đó có nghĩa cha mẹ chúng ta chính là vị Phật sống trong nhà, cần phải tôn trọng, cúng kính, cúng dường. Đã là người Việt Nam ai cũng thuộc câu: “Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Đạo làm con phải tròn chữ Hiếu. Công cha như núi Thái, nghĩa mẹ như nước trong nguồn, ý chỉ cho công ơn cha mẹ vô bờ bến. Hay nói cụ thể, công ơn vô lượng của cha mẹ có thể qui kết thành bốn ơn nặng: THỨ NHẤT ÂN CHO THÂN: Ân cho thân con hằng tạc dạ Bởi từ đâu con đã nên hình Dù cho bể đời nhục vinh Nguyện xin trân quí mảnh hình hài xưa. Ai cũng biết thân của chúng ta là do tinh cha huyết mẹ sinh ra, những danh, những phận, những quyền, những chức có được về sau đều phải nương vào thân này mới thành. Nếu không có thân này thì quyền danh chức phận sẽ gắn vào đâu? Thế mà có một số người được người khác ban cho chức vị, liền nhớ canh cánh trong lòng mong có dịp để báo đền, còn ân cho thân của cha mẹ nặng vô ngần thì không hề nhớ đến. Đáng thương thay! Nên biết tấm thân này là một phần máu huyết của cha mẹ, là di sản của cha mẹ truyền trao cho con, cho nên ta phải trân quí di sản ấy, phải luyện tập để có một khối óc thông minh, một thân thể khỏe mạnh, đừng tự đầu độc mình bằng thuốc lá, xì ke, ma túy… làm cho thân tâm suy nhược lụi tàn. Đó là một hành động vong ân bội nghĩa. THỨ HAI LÀ ÂN NUÔI DƯỠNG: Nhờ đâu con được lớn khôn Công ơn cha mẹ mỏi mòn tháng năm Ân cha nghĩa mẹ tình thâm Nguyện xin khắc cốt ghi tâm đáp đền. Khi con cất tiếng khóc chào đời thì mẹ cũng hai dòng nước mắt chảy. Mẹ khóc không phải vì nỗi đau hay buồn phiền mà vì niềm vui quá đỗi. Qua bao chuỗi ngày mong đợi, giờ đây con đã ra đời. Thế rồi một quãng dài năm tháng, cha mẹ bận rộn với công việc nuôi con: “Mẹ nằm chỗ ướt át, nâng con chỗ ấm khô, đôi vú lo đói khát, hai tay che gió sương, yêu thương quên ngủ nghĩ, sủng ái hết giá lạnh, chỉ mong con yên ổn, mẹ hiền không cầu an”. Một khi nào đó nhàn rỗi, lui về trong tĩnh lặng rồi suy niệm công ơn chạ mẹ, ta sẽ thấy thấm thía vô cùng. Nuôi dưỡng đã khó như thế, nhưng chưa đủ, còn phải giáo dục con mới nên người. THỨ BA LÀ ÂN GIÁO DỤC: Dạy con từ thuở phôi thai Dạy con từ thuở trong nôi dạy rồi Dạy con cách học làm người Biết ăn biết ở một đời thơm danh. Hành trang cho con vào đời, bắt đầu từ những bài học của cha mẹ. Con nên hay hư trọng trách căn bản từ gia đình, bởi vậy trách nhiệm giáo dục của cha mẹ rất nặng, thường chi phối tính cách cả một đời của người con. Biết bao nhiêu người thành danh trong xã hội khi ôn lại quãng đời của mình vẫn thường nhắc đến những lời cha mẹ dạy dỗ năm xưa. Trách nhiệm càng lớn thì công ơn cha mẹ càng cao, kể sao cho xiết. THỨ TƯ LÀ ÂN TÁC THÀNH: Khi đã lớn nên danh nên phận Cũng đều do cha mẹ tác thành Nguyện xin giữ trọn thanh danh Làm muôn phước thiện tâm thành hướng dâng. Những người bất hạnh cha mẹ mất sớm, may mắn được bà con họ hàng thương yêu chăm sóc thì lúc còn thơ ấu, có thể người ấy chưa cảm nhận được sự thiếu vắng của cha mẹ, nhưng đến khi thành lập gia thất mới thấm thía cảnh mồ côi, mới khát khao sự hiện hữu của cha mẹ. Bởi có tình thương nào dành cho con lớn hơn cha mẹ? Bởi có ai mong con được thành người hơn cha mẹ? Mặt khác, trong xã hội, dù người ấy có thực tài có đạo đức đi nữa cũng không khỏi bị sự nghi ngờ của một số người: Nó là con ai, liệu có đáng tin cậy không? Cho nên dù cha mẹ tuổi già sức yếu không giúp gì được cho con cái, nhưng cha mẹ là cây cao bóng cả, là chỗ nương tựa tinh thần vững chắc cho đàn con. Nhà thơ Tuấn Dũng đã viết: “Rồi mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền, con đừng quên con nhé, cha mẹ là quê hương”. Đúng thế, cha mẹ là quê hương, là cội gốc để con nở hoa cho đời. Bốn ân trên là sự tóm kết công ơn vô lượng của cha mẹ. Trong kinh báo ân cha mẹ Đức Phật dạy: “Giá như có người, vai trái cõng cha, vai phải mang mẹ, cắt da đến xương, nghiền xương thấu tủy, máu đổ thịt rơi, cũng chưa báo đáp được thâm ân của cha mẹ”. Vậy làm sao báo đáp được công ơn cha mẹ? Khi cha mẹ còn sống, báo hiếu phải hội đủ năm yếu tố: 1. Hiếu là dưỡng: Một hiện tượng đã xảy ra trong xã hội là có những người con để cho mẹ đói khát, nóng lạnh dãi dầu, trong khi đó họ và vợ con cơm no áo ấm, ăn sung mặc sướng… Và càng ngậm ngùi xót xa hơn: Mẹ nuôi con biển hổ lai láng Con nuôi mẹ tính tháng kể ngày. Người như thế chắc chắn không ai thừa nhận là người con có hiếu. Vì thế hiếu hạnh trước tiên là cung dưỡng cha mẹ. Cung cấp những thứ cần dùng như cơm áo, thuốc thang…trong khả nămg của mình để giúp cha mẹ sống được an ổn. Có những người con khi cha mẹ còn sống đối xử không ra gì, đến khi cha mẹ chết đi thì giả vờ vật vả khóc lóc như rất tiếc thương, như rất hiếu đức, nên nhân gian có câu: “Sống không cho ăn, chết làm văn tế ruồi”.điều đó thật vô nghĩa. Song dưỡng chỉ mới bước đầu, dưỡng mà không cung kính thì chưa phải là hiếu. Vì sao? Ta cung cấp cho cha mẹ với thái độ bất kính, hành động đó chẳng khác nào đem thức ăn cho lợn cho gà ăn. Vì thế cần phải có yếu tố thứ hai Hiếu là kính. 2. Hiếu là kính Chúng ta kính cha mẹ của chúng ta không phải vì người có quyền uy thế lực hay để lại cho ta nhiều sự nghiệp vật chất mà ta kính người bởi bốn ơn nặng mà một đời cha mẹ đã dành cho chúng ta. Gương của người xưa vẫn còn sáng: Hán Văn Đế là con của Hán Cao Tổ cùng cha khác mẹ với Huệ Đế. Mẹ của Văn Đế là Bạc Hậu đau yếu nhiều năm, ông tuy thân làm quốc chủ một nước nhưng ngoài những buổi chầu vẫn mặc triều phục đứng hầu mẹ, lo bệnh của mẹ đến quên ăn bỏ ngủ. Vì sợ có kẻ gian bỏ thuốc độc nên mỗi khi Thái hậu uống thuốc ông đều nếm thử rồi mới dâng lên. Thái hậu ái ngại thương con, bảo ông để cung nữ hầu hạ là được, nhưng ông không chịu thưa: “Nếu con trẻ không đỡ đần được chút việc cho mẹ lúc còn sống thì biết bao giờ mới có cơ hội báo đáp công ơn dưỡng dục!”. Bản thân là vua của một nước mà hiếu dưỡng đến dường ấy, kính cẩn đến dường ấy! Tuy nhiên dưỡng và kính vẫn chưa tròn chữ hiếu mà còn phải là hòa thuận. 3. Hiếu là thuận hòa Thuận là vâng lời cha mẹ. Có người nói: những lời cha mẹ nói đúng thì vâng lời đã đành, còn những lời nói sai cũng phải vâng lời sao? Đúng thế, những lời nói sai ta không thể vâng lời, nhưng trước mắt hãy thuận theo cha mẹ, đừng nên dùng những lời lẽ tai ngược phản bác kịch liệt vì cho rằng ta đúng. Làm như thế thật bất kính với cha mẹ. Ta hãy ôn hòa rồi chọn thời gian, không gian, tâm lí thích hợp để cải chính để cha mẹ hiều đúng sự thật. Đó mới là cách ứng xử của người con có hiếu. Hòa là anh em thương tưởng nhau, vợ chồng kính nhường nhau, tạo nên một gia đình đầm ấm hạnh phúc. Cha mẹ yên lòng khi thấy anh em hòa thuận, vợ chồng hòa hợp, làm cho cha mẹ yên lòng chính là hiếu vậy. Lai Đích Nhân là người nước Sở, thời Xuân-Thu. Ông tuổi đã bảy mươi mà vẫn còn song thân. Sợ cha mẹ thấy con già nua mà thương xót lo buồn nên ông thường bày trò để cha mẹ vui. có khi thì mặt áo sặc sỡ nhiều màu tay múa miệng hát trước mặt cha mẹ; có lúc ông bưng nước hầu cha mẹ, lỡ trượt chân té, ngồi khóc hu hu như con trẻ, khiến cho cha mẹ bật cười trước trò ngộ nghĩnh này. 4. Hiếu là Hạnh Hạnh nghĩa là làm những việc khó làm. Khi cha mẹ tuổi đã về già, thân thể dần dần tàn lụi, thần trí cũng không còn minh mẫn, dễ giận khó vui, ưa hờn lẫy la mắng, ăn rồi nói chưa ăn, chưa ăn nói đã ăn; trái gió trở trời, đau ốm liên miên, thậm chí việc đại tiểu tiện cũng không tự chủ. Đây chính là lúc cha mẹ cần đến con cái để nâng đỡ chăm sóc. Những hiện tướng như vậy cho thấy cha mẹ không còn sống với chúng ta bao lâu nữa, vì thế đừng bao giờ bực bội xẳng giọng với người mà ngược lại phải dành hết kính yêu, sớm chiều săn sóc, chớ ngại những việc khó làm như dọn phân lau nước tiểu… cho cha mẹ. Nếu người con thương yêu cha mẹ, chăm sóc chu đáo thì cha mẹ có thể kéo dài thêm tuổi thọ. Ngược lại, nếu con bỏ bê chẳng hề đoái hoài, hay sẵn tiền của mướn người ở làm thì hạnh hiếu đã không trọn vẹn mà khiến cho cha mẹ buồn tủi mà sớm lìa bỏ cuộc đời. Sưu Kiềm Lâu thời Nam Tề, lúc còn trẻ đã làm quan lớn. Một hôm đang làm việc ở công đường tự nhiên tim ông đập liên hồi, mình toát mồ hôi. Linh cảm có việc chẳng lành xảy ra cho gia đình, ông xin nghỉ phép về thăm nhà. Quả nhiên cha ông bị bệnh đã hai hôm. Mời bao nhiêu danh y mà chẳng đoán ra bệnh, ông lo lắng, nhiều đêm túc trực bên cha khiến ông ngã bệnh. Sau đó có một lương y nói với ông rằng phải nếm phân mới biết bệnh nặng hay nhẹ. Nếu phân đắng thì dễ chữa, phân ngọt thì vô phương. Nghe thế, ông chẳng ngần ngại nếm thử, phân cha có vị ngọt. Biết là khó trị, ông càng thương cảm, đêm ngày cầu trời, khấn Phật, xin bớt tuổi thọ mình cho cha. Với tâm thành chí kính, lòng hiếu của ông đã cảm động trời đất, kết quả bệnh của cha ông giảm dần rồi lành hẳn. Nếm phân là một trong những việc khó làm, mà Sưu Kiềm Lâu có thể làm. Đó chính là hiếu hạnh. Với người thế gian, làm được bốn điều trên thì xem như đã vẹn chữ hiếu. Là người Phật tử như thế vẫn chưa đủ. Vì làm được như trên chỉ mới lo cho cha mẹ trong đời hiện tại, mà chưa lo được đời sau cho cha mẹ. Nếu cha mẹ sau khi qua đời lại thác sinh vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh thì phận làm con sao khỏi đau xót, và như vậy sao tròn chữ hiếu? Thế nên người Phật tử phải biết hướng cha mẹ thoát khỏi ba cõi sáu đường. 5. Hiếu là giới Trước hết, người con hiếu phải biết qui y Tam bảo giữ gìn giới hạnh. Bởi nhờ qui y giữ giới tu tập pháp lành mà nhân cách của con người được tỏa sáng, thì đó là một hình thức báo hiếu cha mẹ. Sau nữa, nếu gặp cha mẹ đã hướng về chính đạo thì phải biết tạo nhiều điều kiện hơn nữa cho cha mẹ tu tập công đức, dứt ác hành thiện. Nếu gặp cha mẹ chưa hướng về chính đạo thì phải dùng nhiều phương tiện khéo léo khuyên giải cha mẹ qui y Tam bảo, thụ trì giới cấm, làm lành lánh dữ để gây nghiệp nhân tốt cho kiếp sau sinh về cảnh giới an lành. Đó là ý nghĩa của yếu tố thứ năm. Khi cha mẹ còn sống, nếu ai thực hành được năm yếu tố trên thì có thể gọi là chí hiếu. Còn không may cha mẹ qua đời thì phận làm con phải thể hiện chữ Hiếu như thế nào? Cành hoa trắng màu sương gió Thời gian phủ bạc mái đầu Mẹ, cha ngày nào che chở Bây giờ tôi biết tìm đâu ? Đến một ngày nào đó, cha mẹ cũng từ giã cõi đời, xa ta mãi mãi, ôi! Lòng đau đớn biết dường nào! Một nhà thơ đã viết: “Tôi thấy tôi mất mẹ Như mất cả bầu trời”. Dù đau đớn đến tột cùng nhưng thực tế vẫn là thực tế, có sống tức phải là có chết, có hợp tức có li, đó là công lệ xưa nay. Ta hãy biến đau thương thành những hành động thiết thực, hãy làm những việc phước thiện, tích tập gom góp công đức để hồi hướng cho cha mẹ, cầu cho cha mẹ thác sinh vào cảnh giới an lành. Làm được như vậy, cha mẹ chúng ta chắc chắn nhờ phước đức ấy: nếu đã thác sinh vào chốn lành thì nay lại càng tốt hơn; nếu cha mẹ do ác nghiệp mà thác sinh vào ác thú thì tùy thuộc vào công đức của người con hồi hướng ít nhiều mà được nhẹ hơn hay thoát khỏi đường dữ. Ở trên đã trình bày hai phần tri ân và báo ân cha mẹ. Phần tri ân, có thể tóm kết công ơn vô lượng của cha mẹ thành bốn ân chính, đó là ân cho thân, ân nuôi dưỡng, ân giáo dục và ân tác thành. Nho gia có câu: “Dưỡng dục phương tri phụ mẫu ân”. Nghĩa là ai đã từng làm cha làm mẹ mới rõ được công ơn của cha mẹ. Những bậc đã làm cha làm mẹ thì rất dễ dàng cảm nhận được thâm ân của cha mẹ, còn những ai chưa làm cha làm mẹ, xin hãy lắng tâm suy nghiệm công ơn của cha mẹ, thì sẽ thấy được một cách sâu sắc và chỉ khi nào thấy được một cách sâu sắc mới có tâm báo đáp công ơn cha mẹ một cách trọn vẹn. Phần báo ân khi cha mẹ còn sống có thể qui kết thành năm yếu tố: Hiếu là dưỡng, hiếu là kính, hiếu là thuận hòa, hiếu là hạnh, hiếu là giới. Khi cha mẹ qua đời, hiếu là nhất tâm cầu nguyện và tu tạo công đức tích tập phước thiện để hồi hướng cho hương hồn cha mẹ sinh vào chốn an lành. Trong cuộc sống tương quan tương duyên, với qui luật cho và nhận đã tạo nên vô vàn nguồn ân khác như ân thầy, ân bạn, ân quốc gia xã hội, ân chúng sinh v.v... mà ở đây chỉ đặc biệt nói rộng về ân cha mẹ. Tri ân và báo ân với nghĩa rộng là bao hàm tất cả những nguồn ân khác. Người Phật tử hãy thức điều này để hằng ngày: “Sống trên đời, gắng giữ trọn chữ tâm Và nhất niệm báo ân, đừng báo oán” (Tôn nữ Hỷ Khương) Nhân mùa Vu-lan về, với cảm xúc trào dâng không nguôi của một người bất hạnh đã mất hai đấng sinh thành, tôi viết những lời này như là lời tâm sự với chính mình và cũng làm quà tặng cho bạn đọc hữu duyên. Nguyện cầu: Cha mẹ anh em Quyến thuộc thân bằng Hiện đang còn sống Phước huệ tăng thêm Thân không bệnh khổ Hiểu được Phật pháp Qui y Tam bảo Phát bồ-đề tâm Tu tập pháp lành. Và cũng nguyện cầu Cha mẹ bảy đời Bà con nhiều kiếp Họ hàng thân thuộc Nội ngoại hai bên Những người đã mất Nhờ công đức này Đều thoát khổ thú Sinh về tịnh cảnh. Và đồng cầu nguyện Pháp giới chúng sinh Tình cùng vô tình Trọn thành Phật đạo. NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC-KIỀN-LIÊN BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

Vu lan mùa báo hiếu

Vu lan mùa báo hiếu Chủ Nhật, ngày 03 tháng 8 năm 2014 Có chắc mùa thu, lá rơi vàng tiếng gọi... ơi mùa thu, ơi ước mơ... Tháng 8 một mùa thu nữa lại về, tháng 8 (cũng là vào dịp tháng 7 âm lịch) là mùa lễ vu Lan – để tất cả những người con đất Việt có dịp báo hiếu với bậc sinh thành. Không biết tự bao giờ, ngày lễ Vu Lan đã trở thành ngày trọng đại không thể thiếu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Nguồn gốc của ngày lễ có người biết, có người chưa biết nhưng ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngày này thì ai cũng thấu tỏ, mùa Vu Lan về cùng với ngày Rằm xá tội vong nhân, trong ngày lễ vu lan này, nếu ai đó còn mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng lên áo. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng. Người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên ơn cha mẹ. Người được hoa hồng sẽ sung sướng vì biết rằng mình còn có mẹ. Mỗi con người chúng ta, bất cứ một ai được sinh ra và lớn lên dù có trở thành người như thế nào, làm tới chức vụ gì, giàu sang phú quý ra sao đi chăng nữa cũng không bao giờ được phép quên đi nguồn gốc mà mình đã được sinh ra, cho dù thế nào đi chăng nữa thì đó muôn đời vẫn là quy luật của tạo hóa, là sự kỳ diệu mà không có một giá trị vật chất nào có thế thay thế được đó là cha, mẹ đã sinh ra ta. Ngày lễ Vu Lan cũng là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời, giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Từ giá trị nhân văn truyền thống đó đã tôn vinh ngày lễ Vu Lan trở thành một ngày lễ văn hóa mang đậm tính nhân văn, chứa đựng những giá trị đạo đức của tình người chứ không còn đơn thuần chỉ là một ngày lễ tôn giáo. Xã hội ngày càng phát triển, giá trị vật chất và tinh thần ngày được nâng cao, nhịp sống ngày càng sôi động cũng ít nhiều cuốn đi giá trị văn hóa truyền thống gia đình. Đến lúc mỗi người chúng ta, mỗi gia đình cần phải nhìn nhận để có hành động thiết thực xây dựng văn hóa nhân bản của một gia đình trên cái nôi truyền thống và hiện đại. Người Việt chúng ta dù sống nơi đâu cũng luôn coi trọng văn hóa gia đình vì đó là bản sắc văn hóa dân tộc, cũng là nền tảng cơ bản xây dựng gia đình hạnh phúc, văn hóa gia đình mang nội dung và ý nghĩa rất cao cả. Đó cũng chính là những gì mọi người chúng ta cùng nhau tâm huyết xây dựng một mái nhà ấm cúng, vun đắp xây dựng bằng cả cuộc đời cho mối quan hệ ruột thịt ngày một bền chặt, cao đẹp, thiêng liêng và trường tồn. Mỗi người con Việt chúng ta, dù là bất kỳ ai đang sống ở mọi phương trời nào và đang làm gì vẫn không quên được những câu ca dao tục ngữ ca ngợi công lao to lớn dưỡng dục của hai đấng sinh thành, những người cao cả ấy đã góp phần hun đúc nên một nền văn hóa gia đình bền vững. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha Tần tảo sớm hôm, mẹ nuôi con khôn lớn Mang cả tấm thân gầy cha che chở cho con Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không...” Nền tảng văn hóa gia đình là yếu tố để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp. Lễ Vu Lan đã tôn vinh được vai trò đạo hiếu trong đời sống gia đình là điều cần thiết đối với giới trẻ ngày nay. Xuất phát từ ý nghĩa đó, ngày nay giá trị nhân bản ngày lễ Vu Lan càng được khẳng định sâu sắc trong đời sống dân tộc, là một ngày lễ mang tính tâm linh quan trọng trong đồng bào phật tử nhưng cũng là ngày hội văn hóa của toàn dân. Đây cũng chính là dịp để những bổn phận làm con trong gia đình bày tỏ tấm lòng của mình đối với hai bậc cao cả. Dù thời gian có trôi đi lặng lẽ, công việc mưu sinh luôn bận rộn nhưng mỗi người con trong gia đình đều luôn dành những lời cầu nguyện chân thành tốt đẹp nhất đến với cha mẹ yêu quý của mình, đấy cũng chính là hình ảnh quen thuộc với mọi người chúng ta cứ mỗi dịp mùa Vu Lan về. Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, khi mà bên cạnh những yếu tố tiến bộ của xã hội văn minh, khoa học tiên tiến hiện đại đem lại. Vẫn còn đó sự tác động của không ít những giá trị tiêu cực kéo theo sự suy thoái đạo đức của một bộ phận lớp trẻ, do mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập đưa đến, làm cho không ít người vì xoay tròn trong vòng xoáy mưu sinh, danh vọng hay chạy theo lợi ích của đồng tiền mà bỏ quên cha mẹ, phụ tình phụ mẫu thì tinh thần tôn trọng, đề cao đạo hiếu ngày lễ Vu Lan của Phật giáo lại càng trở nên có ý nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải khẳng định rằng, giá trị đích thực của chữ hiếu không phải được thể hiện trên những hình thức trống rỗng, mâm cao cỗ đầy, khối lượng hàng mã được đốt... Ngược lại, chữ hiếu trong lễ Vu Lan của đạo Phật được thể hiện ở thái độ biết ơn, lòng tri ân thành kính thật sự và bằng chính những hành động thiết thực của thế hệ con cháu đối với bậc sinh thành, dưỡng dục. Có như thế, giá trị chân chính của lễ hội Vu Lan mới có sức lan tỏa, trở thành ngày đạo hiếu của người con Phật tử và toàn dân tộc. Với tất cả ý nghĩa mang tính nhân bản sâu sắc như thế, lễ Vu lan ngày nay thật sự đi vào tâm thức đời sống văn hóa tâm linh con người, có thể xem là một ngày tôn vinh văn hóa truyền thống gia đình Việt. Nó không chỉ kết nối mọi gia đình bà con huyết thống ở một đời trong một gia đình, một họ tộc mà còn thắt chặt với nhau bằng cái tình đồng bào, tình nhân loại thông qua mọi thời gian và mọi không gian. Giá trị lớn nhất của lễ Vu lan là xây dựng được một thái độ sống, một nếp sống giải thoát tất cả các khổ đau hệ lụy; trên hết là hướng tâm đến việc thiết lập hạnh phúc và an lạc trong cuộc sống ở hiện tại. Một mùa Vu Lan nữa lại về, nhắc nhở mỗi con người chúng ta bài học sâu sắc về chữ Hiếu thiêng liêng, đừng để đến khi cài hoa trắng lên ngực mới hối hận vì chưa tròn chữ Hiếu.

Bài dẫn chương trình Vu Lan

Bài dẫn chương trình Vu Lan Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính thưa quý ông bà, cô bác đạo hữu, quý anh chị huynh trưởng cùng các em đoàn sinh. 1. Thu đến - đúng với quy luật của đất trời vốn luân hồi thường chuyển. Màu xanh đã tươi non trở lại trên những tầng lá, cánh đồng bắt đầu vàng rộ đón đợi một mùa gặt tới… Tất cả những màu sắc ấy hoà thành một màu lam của bầu trời - của lòng người. Tháng bảy với nhân gian là mùa đoàn tụ "Ngưu Lang - Chức Nữ". Tháng bảy với con người Quảng Trị là mùa "cò về". Còn với những người con Phật, tháng bảy là mùa báo hiếu. Nhân dịp này, GĐPT Phúc Lộc tổ chức Chương trình Đêm thơ nhạc mừng Vu lan, với những âm thanh sâu lắng mà chân thành, chúng con xin niệm ân, tri ân và báo ân tổ tiên, cha mẹ. 2. Trước khi đi vào chương trình, xin mời quý ông bà, cô bác đạo hữu, quý anh chị huynh trưởng cùng các em đoàn sinh khởi thân trang nghiêm đứng dậy cử hành lễ Phật cầu gia bị. Lễ Phật cầu gia bị, niệm danh hiệu Đức Bổn Sư (3 lần) và danh hiệu Đức Mục Kiền Liên (3 lần). Xin kính mời bác đạo hữu đại diện niệm Phật đường khởi xướng niệm. - Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần) Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát. (3 lần Phần Lễ Phật cầu gia bị đã xong, xin mời quý ông bà, cô bác, quý anh chị cùng các em an tọa. 3. Về dự lễ Bông hồng cài áo hôm nay, xin trân trọng giới thiệu và chào mừng Bác ..... - đại diện Niệm Phật Đường . - Xin trân trọng giới thiệu bác:.... - trưởng ban Hộ tự NPĐ. - Trân trọng giới thiệu bác:... - trưởng ban Bảo trợ GĐPT. Về dự với chương trình Bông hồng cài áo còn có quý đạo hữu trong Niệm Phật đường, quý bà con cô bác và toàn thể ban huynh trưởng, đoàn sinh GĐPT. 4. Kính thưa quý ông bà, cô bác thưa quý anh chị huynh trưởng cùng các em đoàn sinh. Tháng bảy, mùa Vu lan về. Lúa ngoài đồng đã khéo chín thoảng đưa mùi sữa thơm ta lại nhớ đến những ngày thơ dại được ấp ủ trong vòng tay mẹ và tận hưởng dòng sữa ngọt lành để mỗi ngày khôn lớn. Gió thu về miên man bao kỉ niệm người cha, về cánh quạt mo ngày hè đã ru con vào giấc ngủ. Ai lại chẳng nao lòng khi hoài niệm về thuở ngày xưa. Ở đó có cánh võng và những lời ru ầu ơ, có bát canh rêu ngọt ngào như tình mẹ. Ôi tháng bảy nào có của riêng ai mà sao cứ khư khư giữ kín không nói nên lời. Ca dao Việt Nam có câu: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Công cha nghĩa mẹ cao vời vợi mà sâu ngàn trùng. Chính vì thế mà công ơn cha mẹ là một trong Tứ trọng ân mà đức Phật dạy mọi người phải luôn ghi nhớ và đáp đền Mẹ! Mẹ là dòng suối dịu hiền. Mẹ! Mẹ là nải chuối buồng cau, là tiếng dế đêm thâu. Tiếng đầu đời con cất lên gọi mẹ. Trong suốt cuộc đời này mẹ là người yêu thương con nhất. Dù con có mang lầm lỗi, mẹ vẫn thứ tha. Con dù lớn vẫn là con của mẹ, vẫn luôn cần tình mẹ. Thế mới có câu: “Mẹ già trăm tuổi còn thương con sáu mươi”. Mẹ có nghĩa là bắt đầu, cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc. Mẹ có nghĩa là duy nhất, một bầu trời, một mặt đất, một dòng sông. Cha là bóng mát, là cành xanh, che chở cho con những khi bão gió. Cha là cánh tay vực con trở dậy mỗi khi con vấp ngã. Và cũng chính cánh tay ấy dìu dắt con đi từ thưở chập chững cho đến trọn cuộc đời này. Để rồi, trong mỗi bước chân con đi đều có hình bóng của cha mẹ dõi theo. Mẹ sẽ mỉm cười khi thấy con vui, và cha sẽ hạnh phúc khi thấy con thành đạt. Nhưng, cũng đã nhiều lần lắm rồi con làm cho cha mẹ buồn khóc. Nhưng mẹ không trách con, và cha không giận con. Tình thương vô bờ bến đó cho đến khi cha mẹ không còn nữa thì con mới hiểu ra. Và con lại thèm biết bao một đòn roi của cha, một lời quở dạy của mẹ. Kể cả những điều ấy con cũng quý và trân trọng biết nhường nào. Bởi, đó là tình thương như biển mênh mông như núi cao vời. Con vẫn hằng nghĩ đến những tấm gương hiếu hạnh đã được lưu truyền. Đó là một chú chim Oanh vũ trên núi Tuyết Sơn suốt ngày bay đi kiếm ăn để phụng dưỡng cha mẹ mù. Lại có chuyện ông Lai Tử ở nước Sở, dù đã bảy mươi tuổi còn phụng dưỡng cha mẹ già. Vì muốn làm cho cha mẹ vui, ông Lai Tử đã nhảy nhót, rồi lăn ra sân làm trò hề, giả vờ khóc nhè để cha mẹ nở nụ cười. Điển tích này được cụ Nguyễn Du ghi lại trong Truyện Kiều bằng hai câu thơ: “Sân Lai cách mấy nắng mưa/ có khi gốc Tử đã vừa người ôm”. Để nhắc nhủ những ai còn cha mẹ thì hãy phụng dưỡng báo đền Nhớ ngày xưa, mẹ của ngài Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề, vì nghiệp chướng quá nặng nề nên phải đọa địa ngục A-tì. Đức Mục Kiền Liên đã dùng thần thông quán chiếu và xót thương khi thấy mẹ đọa chốn địa ngục đau khổ. Bát cơm Ngài dâng cho mẹ khi vừa đưa tới miệng thì cơm bốc hỏa. Muốn tìm cách giải thoát cho mẹ, Ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh nguyện Đức Phật và được Ngài dạy rằng: “Nghiệp chướng của mẹ ông đã quá nặng. Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Nghe lời Phật dạy, ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh cầu 500 vị tăng chúng khắp nơi cùng hiệp lực hội pháp. Tấm lòng thiếu thảo của Mục Kiền Liên khiến đất trời cảm động và mẹ ngài thoát khỏi cảnh khổ địa lao. Muôn loài cũng lấy đó làm tấm gương để tôn thờ cha mẹ. Ngày lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích ấy. Kể từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, văn hóa Phật giáo đã hòa hợp trong nền văn hóa dân tộc. Và ngày lễ Vu Lan cũng chính là ngày Rằm xá tội vong nhân. Điều đó càng làm cho ngày Vu Lan thêm tính nhân văn hóa, thể hiện đạo lý và tinh thần yêu thương của người Việt. 5. Kính thưa quý ông bà, cô bác thưa quý anh chị huynh trưởng cùng các em đoàn sinh. Noi theo đức Mục Kiền Liên, không chỉ những người con Phật, mà toàn thể muôn người đều lấy chữ “Hiếu” làm đầu. Bất luận luân lý đạo đức nào, Đông hay Tây, xưa hay nay cũng đều như vậy cả. Một người con đã bất hiếu với cha mẹ, thì không còn việc xấu xa gì mà không làm được. Một kẻ vong ơn bội nghĩa như thế thì không còn biết nhân nghĩa, bác ái, công bằng là gì nữa. Bởi vậy cho nên, người xưa có câu: "Thiên kinh vạn quyển, Hiếu nghĩa vi tiên", Tức là: Ngàn quyển kinh, vạn quyển sách, đều lấy Hiếu làm đầu. Kinh Thi có nói một câu rất cảm động: "Phụ hề sanh ngã, mầu hễ cúc ngã, Ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao, Dục báo thâm ân, hiệu thiên võng lạc". (Nghĩa là cha sanh ta, mẹ nuôi ta. Hỡi ôi, cha mẹ sanh ta cực nhọc. Muốn đền đáp ân đức của cha mẹ, như vói lên trời cao chẳng cùng). Đức Phật cũng dạy: "Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế". Nghĩa là cha mẹ còn sinh tiền, cũng như Phật còn ở đời. Xem thế, Phật đã đề cao biết bao sự hiện diện quý trọng của cha mẹ. Một mùa Vu lan nữa lại về, rưng rưng trong lòng biết bao nỗi nhớ thương với những ai thiếu may mắn khi không còn cha mẹ; và cũng hạnh phúc biết bao cho những ai cha mẹ đang hiện tiền. Xin hãy cũng nhau ươm những mầm hiếu hạnh, để hái về những bông hoa ngát hương trong mùa báo ân. 6. Thưa quý bác, quý anh chị cùng các em Năm 1962, khi đang làm nghiên cứu ở nước ngoài, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết tùy bút Bông Hồng Cài Áo và gửi về cho đoàn Phật tử Sài Gòn. Rằm tháng bảy năm đó, các Phật tử đã vân tập về chùa Xá Lợi và tổ chức lễ cài hoa lên ngực áo. Lễ hội Bông Hồng Cài Áo ra đời từ đó và phát triển cho đến nay, trở thành một lễ hội ý nghĩa của những người con Phật trong dịp vu lan. Xin mời quý bác, quý anh chị và các em hãy chọn cho mình một cánh hoa phù hợp và đính lên ngực áo. Để rưng rưng vui sướng với hoa hồng cho những ai còn mẹ. Với những ai thiếu may mắn không còn mẹ nữa, thì hãy để hoa trắng trung trinh làm niềm an ủi.

CẢM NIỆM MÙA VU LAN - BÁO HIẾU - ĐỀN ƠN

CẢM NIỆM MÙA VU LAN - BÁO HIẾU - ĐỀN ƠN "Cây có cội mới trổ cành xanh lá Nước có nguồn mới tỏa khắp rạch sông" Được làm người công đức của cha ông Nên danh phận cảm nhờ ơn xã hội Chúng ta được thân làm người, là nhờ có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và nhiều nhân duyên hội tụ. Chúng ta được khôn lớn nên người là nhờ ở sự trưởng dưỡng, giáo dục của Cha, Mẹ, Thầy, Cô và Xã Hội. Công ơn to lớn ấy, trong kinh Phật đã dạy có Bốn Đại trọng ân: 1/ Ơn Quốc gia, thủy thổ, 2/ ơn Cha, Mẹ, 3/ Ơn Tam bảo, 4/ Ơn Đàn na tín thí (xã hội), trong đó công ơn của cha mẹ là to lớn nhất, sánh bằng non biển, không thể bút mực nào tả xiết. Chỉ có tri niệm và thực hành mới hy vọng có một chút đáp đền. Đức Phật đã dạy rằng: công ơn của cha mẹ bao la như biển cả và cao vòi vọi như trời xanh vô hạn, với sự hy sinh cao đẹp, “bên ước mẹ nằm, bên ráo phần con”, thật là “ Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng Mẹ, gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng Cha”, Thương và lo cho con nên “miễn sao có lợi thì làm, chẳng màng tội lỗi, bị giam bị cầm…”. Đúng vậy ! sự hy sinh của cha, mẹ thật là vô tận, với nhiều đời nhiều kiếp luân hồi sinh tử lộn quanh. Vì thế cho nên chúng ta không thể nào đền đáp công ơn ấy bằng phương tiện vật chất hữu hạn được. Hơn nữa kể từ vô thủy đến nay, chúng ta sinh tử nhiều lần, có biết bao nhiêu là cha mẹ, thì làm sao chỉ dùng những phương tiện vật chất để phụng dưỡng cha mẹ hiện tiền, mà có thể đền đáp thâm đại trọng ân ấy. Phật đã cho ví dụ là: Ví có người gặp cơn đói rét. Nuôi song thân dâng hết thân này Xương nghiền thịt nát phân thây. Trải trăm ngàn kiếp ân đây chưa đồng... (Kinh Báo Ân) Công ơn cha mẹ, sinh ta ra và nuôi dưỡng tấm thân nầy, nhưng khôn lớn và hiểu rỏ được cuộc đời nẽo đạo, có được Pháp thân huệ mạng là nhờ ở Sư Trưởng (Thầy dạy), nhờ ở Xả Hội. Cho nên chúng ta phải lo báo hiếu, đền ân, đáp nghĩa. Trong hiện tiền chúng ta phải biết thực hiện theo PHƯỚC BÁU nhân thiên: 1/ Hiếu Dưỡng Cha Mẹ: Hiếu thảo và dưỡng nuôi cha, mẹ. Ngoài việc nuôi dưỡng, sang thăm tối viếng, lo cho cha mẹ được no ấm và vui vẻ, còn phải giúp cho cha, mẹ hiểu và quy y Tam bảo, biết tu tạo phước đức, đó mới chính là người con Chí hiếu. 2/ Phụng Sự Sư Trưởng: Nghe lời và Phụng sự Thầy dạy học, Thầy, Cô, Thiện Tri Thức dạy đạo, hướng dẫn mình quy y Tam bảo, tu tập, mình phải hết lòng phụng sự, nhớ ơn, đền ơn. 3/ Từ Tâm Bất Sát: Có lòng Từ Bi không sát hại chúng sanh. Ăn chay, không những không sát hại súc vật để nuôi thân, mà còn phải phóng sanh, thì sẽ được nhiều phước đức, ít bệnh hoạn và sống trường thọ. 4/ Tu Thập Thiện Nghiệp: Tu tạo mười điều lành. Sẽ có được cuộc sống an lành, nhiều quý nhân ủng hộ và khi thác được sanh về cõi Trời. Đấy là những việc làm cụ thể vừa tu tạo phước đức, tạo hạnh phúc gia đình, vừa giúp cho xã hội được bình yên, góp phần tạo hòa bình nhân loại và tạo được sức mạnh tinh thần, có thể đánh tan được mọi âm mưu xâm lược, như thời Lý, Trần trong lịch sử nước ta, đã 3 lần đánh tan quân Nguyên, Mông. Tu được như vậy mới hy vọng có được phước báu, có được năng lượng, mà hồi hướng về cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ và pháp giới chúng sanh được thọ hưởng, hầu kẻ thác được siêu sanh, người còn sống được niềm an lạc và như vậy mới trả được phần nào bốn ân, Tứ trọng ân, đấy là ân nghĩa rất sâu dầy mà mỗi người trong chúng ta ai ai cũng phải thọ nhận và mang nặng, nếu không lo đền trả thì dể trở thành người xấu, mang tiếng “vong ân, bội nghĩa”, nên chúng ta phải lo đền trả. Đức Phật đã dạy: “ Này các Thầy Tỳ Kheo ! Nếu người nào biết ơn và đền ơn cho dù ở cách xa Ta ngàn dặm, nhưng ta vẫn xem người đó như đứng hầu gần bên Ta. Còn nếu như người nào không biết ơn và đền ơn, cho dù người đó có đứng hầu gần bên Ta nhưng Ta vẫn xem họ cách xa ngàn dặm” .(Kinh Tăng Nhất A Hàm) Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây: Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng dâng cúng với của cải vật chất tiền bạc thì không bao giờ đủ để đáp đền ơn cha mẹ, mà phải làm: * Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm tin tưởng Tam bảo. * Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm bố thí. * Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyết khích cha mẹ hướng về đường thiện. * Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyết khích cha mẹ trở về với chánh kiến. Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai”. (Kinh Tăng Nhất A Hàm) Đức Phật còn đặt ra Lễ Vu lan để cho hàng đệ tử có cơ hội đáp đền ân nghĩa với Cha, Mẹ và Xã Hội trong hàng năm. "Trung nguyên ngày hội Vu Lan Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn Những ai là kẻ mang ơn nặng Đều vận lòng thành đón Vu Lan". Hay "Dù ai buôn bán nơi đâu, Đến Rằm tháng bảy rủ nhau về chùa Về chùa lòng sáng như trăng Dâng hương cầu nguyện siêu thăng cữu huyền" Vu Lan Thắng Hội, mùa Báo Hiếu, Đền Ơn Đáp Nghĩa, không những là một Lễ hội truyền thống văn hóa, mà nay đã trở thành một nét Nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ở khắp trên thế giới. Từ đó giúp ta hiểu rõ được “ Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế , gặp thời không có Phật , khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy”. (Kinh Tâm Địa Quán) Ngoài ra còn phải phát tâm Bồ đề cầu giác ngộ, rồi tìm cách hướng dẫn người thân của mình và chúng sanh đồng phát tâm Bồ đề , đó là cách báo ân rốt ráo”. (Kinh Phương Tiện Phật Báo Ân) Hình ảnh hiếu dưỡng mẹ và cha đúng pháp không chỉ được gọi là bậc chân nhân, bậc thiện nhân, bậc cao quý, mà còn được sánh ví ngang hàng với phạm thiên, với các bậc tiên sư. Như lời Phật dạy: "Này các Tỳ-kheo, những gia đình nào mà con cái kính lễ cha mẹ, những gia đình ấy được xem là ngang hàng với Phạm thiên, với các bậc tiên sư và đáng được cúng dường." (Kinh Tăng Chi I. 147) Hạnh hiếu là hạnh Phật, Tâm hiếu là tâm Phật, đạo hiếu là đạo Phật. Khi nói đến đạo đức tức chúng ta đã nói về đạo hiếu. Nghìn kinh muôn sách của thánh hiền lấy hiếu nghĩa làm đầu "Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên". Một xã hội tốt, một quốc gia hùng cường, một thế giới an lạc và thanh bình phải được bắt đầu từ những con người tốt: biết tôn trọng giá trị đạo đức, thực hành hiếu đạo, biết ơn và đền ơn đáp nghĩa.Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận , hiếu cảm đến đất thì muôn vật hóa sinh , hiếu cảm đến người thì mọi phúc tăng trưởng”. (Khế kinh) "Nếu mình hiếu với mẹ cha Thì con cũng hiếu với ta khác gì Nếu mình ăn ở vô nghì Đừng mong con hiếu làm gì uổng công" Cho nên là người con Phật, phải biết Hiếu Nghĩa, không những chỉ đợi đến mùa Vu Lan mới làm, mà phải thực hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày, như vậy mới là người có Đạo Đức, là người mô phạm trong thế gian nầy, giúp cho thế gian có được một cuộc sống đạo đức, xã hội sẽ được thái hòa, nhân sinh sẽ an lạc. Người như vậy rất xứng đáng được mọi người tôn kính, ca ngợi, noi gương và cũng là cách giáo dục cụ thể bằng Thân Giáo, rất có nhiều tác dụng tích cực, giúp tự thân được hoàn thiện và dạy dỗ con cháu hoan hỷ, tự động thực hành theo. Đây là cách Tưởng niệm và hướng về Vu Lan, Báo Hiếu, Đền Ơn, Đáp Nghĩa, Giáo Dục một cách đúng nghĩa và thiết thực nhất.

Ý nghĩa Vu Lan báo hiếu

Ý nghĩa Vu Lan báo hiếu Mùa hiếu hạnh lại đến, gợi lên cảm xúc trào dâng về mẹ cha - những người đã tạo tác ra ta, cho ta vóc hình, sự nghiệp. Dù bạn là ai, người nông phu hay bậc quyền cao chức trọng thì điểm gặp gỡ giữa chúng ta là tinh thần báo hiếu đang tuôn trào trong dòng nhiệt huyết của con tim. Trong cung bậc tri ân và báo ân của dân tộc, Phật giáo đã từ lâu luôn trân trọng và lấy hạnh hiếu làm đầu. Sự tương phùng của tinh thần đó đã dẫn dắt nên những gương hiếu hạnh trong quá khứ cũng như hiện tại, sáng rực và ghi mãi dấu ấn với thời gian. Không phải ngẫu nhiên, cứ đến ngày rằm tháng bảy âm lịch hằng năm, giới Phật Giáo long trọng tổ chức đại lễ Vu lan – Báo hiếu thật trang nghiêm, hoành tráng từ hình thức tổ chức cho đến nội dung mang ý nghĩa nhân văn trên bình diện tâm linh – văn hóa của con người. Lễ hội xuất phát từ điển tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. - “Vu Lan” là danh từ gọi tắt của “Vu Lan Bồn”, tiếng Phạn là Ullambana. “Ullam” dịch là “treo ngược” (đảo huyền), dụ cho cái khổ của người chết như bị treo ngược, cực kỳ thống khổ. Chữ “bồn” tiếng Phạn là “bana”, dịch là “cứu giúp”. Như vậy “Vu Lan Bồn” là giải cứu tội bị treo ngược. - “Báo hiếu” là sự đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ hiện tiền và cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. Lễ Vu Lan của Phật giáo như chúng ta thấy ngày nay phát xuất từ thời Đức Phật. Bằng đại bi tâm, Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận không ai khác là Tôn giả Mục Kiền Liên. Tôn giả là một trong mười vị đệ tử xuất chúng của Thế Tôn. Khi Mục Kiền Liên vừa chứng được lục thông, liền nhớ tới mẹ mình, Tôn giả bèn dùng tuệ nhãn kiếm tìm, liền thấy mẹ đang ở trong loài ngạ quỷ hết sức đói khổ. Thương mẹ vô vàn, Ngài đã vận dụng thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Do tâm bà Thanh Đề còn quá san tham và ác nghiệp thọ báo còn quá nặng nề nên bà không thể dùng cơm vì bát cơm biến thành lửa. Vô cùng đau đớn, không biết dùng cách nào để cứu mẹ mình, Ngài liền về hỏi đức Thế Tôn. Đức Phật liền dạy : “ Tội lỗi của mẹ ngươi dù có dùng thần thông phép lạ của hàng thiên thần địa kỳ cũng không cứu được, duy chỉ nhờ thần lực của chúng Tăng sau ba tháng an cư kiết hạ, tin tấn tu hành thanh tịnh, tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hóa được nghiệp lực, mẹ ngươi mới thoát được cảnh khổ”. Nghe vậy, Tôn giả mục Kiền Liên liền khẩn cầu Thế Tôn : “Bạch Thế Tôn, con nay làm sao mời được chư Tăng mười phương cúng dường một lúc như vậy được ?”. Đức Phật dạy :“Ngày Vu Lan cũng là ngày Tự Tứ của chư Tăng, ông nên sắm các thứ cúng dường trong ngày Tự Tứ. Ngày đó dù các vị ở trong thiền định hay thọ hạ kinh hành, hay hóa độ nhân gian, cũng tập trung lại để Tự Tứ và cầu nguyện cho mẹ người được thoát khổ”. Tôn giả thực hành theo lời dạy của Đức Thế Tôn, và chính ngay trong ngày đó mẹ Tôn giả thoát được cảnh khổ ngạ qủy mà được sanh lên cõi trời. Tôn giả vô cùng hoan hỷ và thỉnh cầu : “Sau này có chúng sanh nào muốn phát tâm hiếu để cầu nguyện cho cha mẹ thoát khổ được vui, họ có được làm như con không?”. Thế Tôn bảo rằng : “Có thể được làm như vậy trong ngày Tự tứ để cha mẹ đời này và nhiều đời được siêu độ giải thoát”. Từ đó trong Phật giáo truyền lại một pháp thức cứu độ cho các bậc tiền nhân quá vãng siêu thoát về cảnh giới an lành, được thực hiện trong ngày Vu Lan - Tự Tứ. Vào những ngày này, dù bạn là ai, ở đâu cũng ước muốn được đến chùa để tham dự lễ Vu Lan - Báo Hiếu, thắp một nén hương lòng cầu nguyện cho cha mẹ hoặc đời này hay nhiều đời được siêu độ, còn người đang hiện hữu nhờ công đức này mà an lành hạnh phúc trong cuộc sống nhân sinh. Kể từ khi Phật Giáo truyền vào Việt Nam, mùa Vu Lan trở thành truyền thống báo hiếu. Ngày nay, lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người” với bất cứ ai đang hiện hữu trên cõi đời này. Hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, nối kết ân tình nghĩa cảm giữa người còn kẻ mất là truyền thống cao đẹp trong dòng chảy văn hóa tình người của dân tộc. Một nét đẹp trong ngày Vu lan là chương trình bông hồng cài áo. Trong buổi lễ thiêng liêng ấy, ai còn cha mẹ sẽ sung sướng được cài lên ngực áo một đoá hoa hồng, ai mất mẹ lại buồn tủi cài lên ngực đoá hồng trắng buồn thương. Thế nhưng dù còn cha mẹ hay đã mất thì mỗi người con lúc này đang dâng lên một tình cảm biết ơn mẹ cha sâu lắng, và mỗi người tâm niệm sẽ sống hết lòng với bổn phận làm con hiếu của mình. Chúng ta hiểu vì sao mà bổn phận làm con phải biết báo hiếu ? Bất cứ ai hiện hữu trên đời, trước hết phải được mẹ mang nặng đẻ đau : “Chín tháng cưu mang, nặng nhọc như đội núi; đêm đêm như bệnh nặng, ngày ngày tợ hoàng hôn; trong khi sinh nở, gan ruột dường như xé rách, đau đớn mê man, máu huyết dầm dề” (Kinh Báo Ân). Sanh con ra cha mẹ đã khổ nhọc, để nuôi con khôn lớn lại chịu khổ nhọc hơn, bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn, thậm chí vì con mà phải làm ác. Con là vàng ngọc, là giọt máu của cha mẹ chia hai, nên dẫu con thế nào cha mẹ vẫn thương con. Tình thương đó “có dừng lại chăng, chỉ hơi thở sau cùng”. (Kinh Báo Ân). Ơn sanh thành của cha mẹ thật bao la, cao như núi và rộng như biển, cha mẹ là đôi vầng nhật nguyệt sưởi ấm và sáng soi đời con: “Mẹ còn sống gọi là mặt trời giữa trưa chói sáng, mẹ khuất bóng rồi gọi là mặt trời đã lặn”(Kinh Tâm Địa Quán). Trong cuộc sống, không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn cha mẹ, và không có bất hạnh nào lớn hơn bất hạnh của kẻ mồ côi. Hình ảnh người cha lao động cần mẫn sớm hôm, người mẹ dịu hiền chăm chút các con từng miếng ăn, giấc ngủ, đã từng và mãi mãi là những cung bậc êm đềm của bài hợp xướng gia đình. Căn bản đạo đức cũng bắt đầu từ sự giáo dục gia đình, vì cha mẹ là chuẩn mực của các con từ lúc còn thơ ấu. Mãi mãi về sau, dù ở lứa tuổi nào, chúng ta cũng thấy cha mẹ là chổ dựa tinh thần vững chắc. Có thể lúc ta thành công trong sự nghiệp hay hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi thì ta không cảm nhận rõ điều này, nhưng khi gặp cảnh ngộ không may, khi bị sống đời vùi dập tơi tả, khi hoàn toàn mất hết niềm tin đối với người chung quanh, ta mới chợt hiểu rằng, nơi một gốc trời xa yêu dấu, cha mẹ vẫn là chiếc nôi ấm cho mình ru giấc ngủ sâu, là vòng tay êm xóa tan hết nơi mình mọi buồn đau hận tủi. Ân sủng thiêng liêng ấy, tình cảm bao la bất tận ấy, ta có thể tìm được nơi đâu, ngoài cha mẹ của mình? Nói về đạo hiếu, kinh điển Phật giáo đề cập đến rất nhiều, ngoài kinh Vu Lan Bồn ra, còn có một số kinh khác như kinh Nhẫn Nhục, Đại Tập, Tứ Thập Nhị Chương, A Hàm, Tăng Chi … lời lẽ rất thống thiết, sinh động, để lại dấu ấn tâm linh cho người đọc thực thi đạo sống làm người. Ngay trong bản kinh Tứ Thập Nhị Chương đã trình bày rõ quan điểm : “Phàm làm người phụng thờ qủy thần, không bằng phụng thờ cha mẹ, cha mẹ là vị thần tối thượng”. Còn kinh Đại Tập nói rằng: “Nếu ở đời không có Phật thì hãy theo phụng thờ cha mẹ cũng như phụng thờ Phật”. Phụng dưỡng cha mẹ là một sứ mệnh thiêng liêng, vượt lên trách nhiệm và bổn phận. Hiếu dưỡng cha mẹ bằng cách kính thuận năm điều: “Nuôi dưỡng cha mẹ; làm đủ bổn phận con cái đối với cha mẹ; giữ gìn gia đình và truyền thốn; bảo vệ tài sản thừa tự; làm tang lễ khi cha mẹ qua đời” (Kinh Giáo ThọThi La Ca Việt). Kính thờ cha mẹ, con cái phải làm tròn năm việc: “Phải lo sanh kế; dậy sớm lo cơm nước cho cha mẹ kịp thời; không nên làm cha mẹ thêm lo; phải nhớ ơn cha mẹ; khi cha mẹ có bệnh phải lo sợ chạy chữa kịp thời” (Kinh Lục Phương Lễ). Dù nổ lực để tận hiếu nhưng công ơn cha mẹ vô thượng thậm thâm thật khó đáp đền. Trong kinh Tăng Chi I, Đức Phật dạy “Có hai hạng người, này các Tỷ kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt 100 năm cho đến khi các người 100 tuổi. Nếu đấm bóp, tắm rửa, và dầu tại đấy họ có vãi đại tiểu tiện, như vậy cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha”. Những cách báo hiếu trên tuy xem ra cũng cao cả và không phải người con nào cũng hiểu và làm được trọn vẹn. Thế nhưng theo như những gì Đức Phật dạy thì sự báo ân như vậy vẫn chưa trả đủ công ơn cha mẹ. Công ơn cha mẹ to lớn như thế, bổn phận con cái phải làm thế nào mới tròn câu hiếu đạo? Hiếu đạo theo Phật giáo, nếu chỉ phụng dưỡng song thân đầy đủ vật chất cùng tất cả sự cung kính thì chưa đủ để báo ân cha mẹ. Người con hiếu, ngoài hiếu dưỡng thông thường phải hướng cha mẹ trở về an trú trong chánh pháp. Kinh Tăng Chi, Phật dạy : “Những ai đền ơn bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường cha mẹ với các của cải, đồ ăn, tiền bạc thì không bao giờ đủ để trả ơn cha me. Này các Tỷ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào thiện giới ; đối với cha mẹ san tham, khuyến khích, hướng dẫn an trú vào bố thí ; đối với cha mẹ theo ác tuệ, khuyến khích, hướng dẫn an trú vào trí tuệ. Như vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha, là chân thật báo ân”. Khuyến hóa cha mẹ trở về chánh pháp để tránh đọa lạc là cách báo hiếu trọn vẹn, bởi “Cúng dường cha mẹ không bằng khuyên cha mẹ làm việc lành, bỏ việc ác. Nếu không thể cải hóa cha mẹ phụng trì Tam bảo thời tuy có hiếu dưỡng cha mẹ cũng gọi là bất hiếu. Cha mẹ hung ngược, dâm dật, tà ngụy, trái đạo … người con phải hết sức ngăn cản mới gọi là hiếu” (Kinh Hiếu Tử). Khi cha mẹ qúa vãng, Phật dạy : “Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, ngay Tăng Tự Tứ, thiết lễ cúng dường mười phương chúng Tăng, nguyện cho cha mẹ hiện đời phước thọ tăng long, cha mẹ bảy đời thoát khổ ngạ qủy, được sanh vào trời người hưởng phước lạc vô cùng” (Kinh Vu Lan Bồn). Như vậy bổn phận con cái đối với cha mẹ thì ngoài việc dâng cúng những điều kiện về mặt vật chất là lẽ tất nhiên, thế nhưng sẽ có ý nghĩa hơn nếu như con cái biết hướng cha mẹ quy ngưỡng Tam Bảo, biết bố thí cúng dường, bỏ việc ác, làm các điều thiện. Mặt khác vì do công lao sanh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái như trời như biển cho nên không thể lấy của cải vật chất bù đắp được. Vả lại, mọi của cải vật chất trên thế gian này đều tạm bợ, vô thường, biến hoại, không có giá trị trường cửu, do đó, nếu như khuyến khích cha mẹ có lòng tin, làm điều lành, sống theo chánh kiến, đó là hành động báo hiếu có ý nghĩa nhất. Bởi vì nếu ai thực hiện được như vậy thì cha mẹ của họ sẽ tăng phước, tăng thọ, an vui trong cuộc sống hiện tại mà đời sau cũng được thọ hưởng các quả báo tốt đẹp. Hiếu dưỡng không chỉ báo đền ân đức cho cha mẹ mà chính người con cũng được tăng trưởng phước đức: “Cúng dường cha mẹ dù một chút ít cũng được phước đức vô lượng” (Kinh Tạp Bảo Tạng). Gia đình có con cháu hiếu thảo được Phật ca ngợi phước báu ngang hàng với Phạm thiên, xứng đáng được cúng dường. Kinh Tăng Chi, Phật dạy: “Những gia đình nào trong ấy các con cái kính lễ cha mẹ , những gia đình ấy được chấp nhận ngang hàng bằng với Phạm thiên, được chấp nhận là đáng được cúng dường”. Chính Sakkha (Đế Thích) nhờ hiếu thảo với cha mẹ mà được phước báo thiên chủ, làm vua cõi trời Tam Thập Tam Thiên. Điều này trong kinh Tương Ưng, đức Phật bảo Mahàli : “Này Mahàli, thuở xưa khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị này chấp trì và thực hành bảy cấm giới túc : hiếu dưỡng với cha mẹ, kính trọng các bậc gia trưởng … Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakkha được địa vị Thiên chủ”. Kinh Hiền Ngu, Phật dạy: “Công đức hiếu thuận cha mẹ thù thắng khôn lường, nhờ công đức này trên làm Thiên đế, dưới làm Thánh vương cho đến thành Phật, được ba cõi tôn kính đều là do phước đức này vậy”. Nếu như con cái sống hiếu dưỡng với mẹ cha tạo phước đức vô lượng chừng nào thì bất hiếu là tội lớn nhất chừng đó. Chúng sanh phần nhiều vì nghiệp chướng che mờ tâm trí nên bất hiếu nhiều hơn hiếu thảo. Đức Phật xác định: “Điều ác nhất không gì hơn bất hiếu” (Kinh Nhẫn Nhục). Giết hại cha mẹ là tội nặng nhất, rơi vào địa ngục không thể cứu chữa. Đã có nhiều người con giàu sang phú qúy nhưng cha mẹ vẫn ở túp lều tranh, nhiều người cơm ăn áo mặc đầy tràn nhưng cha mẹ vẫn áo quần tả tơi, bươn chãi từng ngày để lo sinh kế, thậm chí đã có những người con có những hành động mất tính người như chửi mắng cha mẹ, đánh đập cha mẹ và nhan nhãn những bài báo đăng tin con cái giết cha mẹ … Thật đau lòng thay! Cha mẹ gian lao khổ cực làm lụng nuôi đàn con khôn lớn, thế nhưng đàn con không nuôi nổi cha mẹ, bạc đãi cha mẹ. Nhân nào quả đó, rồi đến lúc những đứa con bất hiếu này lại bị con cái của họ đối xử tệ bạc lại với họ. Khi đó dù họ có hối hận cũng đã muộn rồi, chỉ còn con đường vào địa ngục đang mở cửa đón chờ họ ở phía trước. Nói đến gương hiếu hạnh thì trước hết chúng ta phải kể đến Đức Phật Thích Ca là bậc đã thể hiện trọn vẹn tinh thần hiếu đạo. Sau ngày thành đạo, tưởng niệm công ơn sanh thành như trời biển của thân mẫu, Ngài đã nhiều lần lên cung trời đao lợi thuyết pháp cho mẹ nghe. Hoàng hậu Ma Gia cùng với các vị thiên tử từ cung trời Dạ Ma xuống cung trời Đao Lợi để nghe đức Phật thuyết pháp và chứng đắc được sơ quả Tu Đà Hoàn. Đối với vua Tịnh Phạn, Ngài cũng thể hiện là một người con rất mực hiếu đạo khi còn ở hoàng cung. Và sau ngày thành đạo, Ngài đã nhiều lần trở về cố hương thăm thân phụ, đồng thời thuyết pháp khuyến khích vua cha phát tâm quy y Tam bảo. Nhờ sự giáo hóa của đức Phật, vua tịnh Phạn đã trở thành một người Phật tử thuần thành. Cảm động nhất là đêm cuối cùng trước khi đức vua băng hà, Ngài đã ở trong cung suốt đêm thuyết pháp cho thân phụ khiến vua cha chứng được quả A Na Hàm. Và chính đức Phật đã đích thân khiêng linh cửu vua đến nơi trà tỳ. Trong lịch sử Việt Nam đã có ghi nhiều tấm gương tiêu biểu như vua Lý Nhân Tông (1072-1127) đã bãi dịp Trung nguyên yến ẩm chúc tụng của bách quan đối với mình để làm lễ Vu Lan Bồn cầu siêu cho mẹ đúng như ý nghĩa Phật giáo. Sử cũng chép về vua Tự Đức (1829-1882), rằng một hôm vua đi bắn chim ở vùng Thuận Trực, An Nong, gặp nước lũ, thuyền vua về chậm, thái hậu sai quân đem thuyền đi đón. Về đến Thương Bạc, vua vội vã về cung, chỉnh trang y phục, sang chầu mẫu hậu. Thái hậu giận, ngồi xây mặt vào vách, vua Tự Đức tự nằm xuống, gác cây roi mây trên lưng mình chịu tội. Thái hậu quay mặt ra lấy tay hất cây roi và quở trách nặng lời. Đêm đó, vâng lời mẹ, vua thức suốt đêm để phê tấu chuẩn. Từ đó về sau vua không còn bỏ bê việc triều chính nữa. Khi đặt vấn đề chữ hiếu trong cuộc sống hiện đại, có nhiều người tròn mắt ngạc nhiên vì cho rằng liệu điều đó có còn chân thật không? Liệu có khó quá để theo đuổi một hình thức gia đình kiểu cổ xưa ấy không … Nhưng điều may mắn là đâu đó vẫn lấp lánh những tấm gương hiếu thảo nổi lên giữa cuộc sống hiện đại này. Anh Nguyễn Thanh, sau một thời gian dài đi du học, tìm được một việc làm ổn định trong một công ty đa quốc gia. Một người học trường Tây, làm việc cho Tây như thế nhưng ở Nguyễn Thanh, niềm yêu mẹ gần như trở thành một thứ “đạo” . Anh làm việc đến 21 giờ hằng đêm mới nghỉ, thế mà mỗi ngày đều dành thời gian chạy về đón mẹ đi làm về. Đều đặn như thế mấy năm. Và những khi biết sân khấu nào có vở kịch mới, rạp nào có phim hay, Thanh lại mua vé về cho mẹ đi xem. Có hôm vừa ăn cơm với bạn xong, nhưng mẹ gọi điện bảo về ăn cơm thì vội vã “vâng ạ, con đang đói đây, sẽ về ăn cơm với mẹ ngay”. Thanh tâm sự : “Sở dĩ mình có thói quen gần như thành lệ như thế là vì trong lòng lúc nào cũng muốn bù đắp chút gì cho mẹ, bởi mẹ đã chịu nhiều trống vắng khi công việc của ba mình là phải xa gia đình thường xuyên. Một trường hợp điển hình nữa là trường hợp anh H. Long, tuổi đã 35, với cuộc sống gia đình vợ con bề bộn và công việc của một kỹ sư xây dựng, anh vốn không có nhiều thời gian chăm sóc cha. Mẹ đã mất từ lâu, anh dồn tình thương cho người cha già yếu bắng cách thu xếp qủy thời gian eo hẹp của mình để về bên cha. Người cha già lắm, đang phải ngồi xe lăn vì không thể đi lại được. Và bà con ở Gò Vấp vẫn quen thuộc với hình ảnh anh kỹ sư thường đẩy xe lăn cho cha đi dạo. Anh tâm sự: “Để cho cha được nhìn thấy cuộc sống, hít thở bầu không khí trong lành, thoát khỏi cảnh chật chội của gia đình và nhất là để cho cha khỏi buồn”. Quan niệm của anh về hiếu thảo là một suy nghĩ bình thường, với anh không phải là điều quá lớn lao. Hiếu thảo tức là biết chăm sóc cha mẹ, thương yêu cha mẹ như chính cha mẹ đã thương yêu mình và đừng làm cho cha mẹ buồn lòng. Phong tục Việt Nam còn giữ lại nét đẹp truyền thống phương Đông, cha mẹ sống sum vầy cùng con cháu, có gia đình cả bốn đời cùng ở chung một nhà, gọi là tam tứ đại đồng đường. Các nước phương Tây lại khác, thường thích sống độc lập, con cái đến tuổi trưởng thành là ra ở riêng. Cha mẹ già được đưa vào nhà dưỡng lão, tuy vật chất đầy đủ nhưng tình cảm không được thắm thiết. Nhiều người già được bảo lãnh theo diện đoàn tụ, qua ở một thời gian đã thấy nhớ quê hương da diết, không hòa nhập với cuộc sống xứ người. Nhất là những gia đình đã thâm nhập trong cuộc sống hiện đại, mỗi người là một ốc đảo, sự liên hệ giữa các thành viên không được khắng khít, từ đấy mà tình cảm đối với người trưởng thượng cũng không còn được thiêng liêng, người già càng mang mặc cảm tủi buồn của một kẻ sống thừa ăn bám. Thật ra người già có rất ít nhu cầu vật chất, nhưng nhu cầu về tình cảm lại nhiều. Nếu không hiểu rõ điều này để khéo cư xử thì chúng ta có thể vô tình làm các người buồn giận, khiến tuổi xế chiều càng ảm đạm hơn. Đối với người cư sĩ tại gia, nếu cha mẹ còn sinh tiền là một phước duyên rất lớn, vì cha mẹ là phước điền thế gian. Chúng ta cố gắng làm cho cha mẹ hài lòng, vui sống trong những ngày còn lại của cuộc đời về cả ba phương diện vật chất, tinh thần và tâm linh. Về vật chất, chúng ta chăm lo cho cha mẹ theo khả năng của mình, thuốc thang chu đáo khi các người đau yếu. Về tinh thần chúng ta khéo léo hòa hợp, dạy dỗ con cái biết kính trọng thương yêu ông bà. Bởi lẽ người già thường cảm thấy cô độc, hay tủi thân, đôi khi có những quan điểm bảo thủ hơi lạc hậu, chúng ta nên cảm thông trân trọng và thường xuyên quan tâm gần gủi. Về tâm linh, chúng ta hướng cha mẹ vào con đường hiền thiện, quy y Tam bảo, giữ gìn giới cấm. Nếu cha mẹ đã là Phật tử, chúng ta tạo điều kiện cho các người đi chùa nghe pháp, gần gũi các bậc tôn túc, sách tấn cha mẹ thực hành pháp tu đã chọn. Nếu cha mẹ chưa hiểu gì về đạo pháp, lại thường tạo ác nghiệp thì chúng ta hết sức kiên nhẫn, khéo léo khuyên giải cha mẹ trở về với chánh kiến. Bên cạnh đó bản thân con cái cũng phải làm nhiều phước thiện, nổ lực tu hành để hồi hướng công đức chuyển đổi tâm cha mẹ. Những lúc cha mẹ ốm đau, đức Phật dạy con cái nên thực hành trai giới, bố thí, phóng sinh và tụng kinh cầu an. Khi cha mẹ mất, đức Phật dạy con cái nếu muốn báo ơn cha mẹ thì thất thất trai tuần phải bố thí, phóng sinh, tụng kinh cầu nguyện cho vong linh cha mẹ được siêu thoát (Kinh Di Đà, Kinh Địa Tạng). Sau 49 ngày con cái vẫn tiếp tục báo hiếu cho cha mẹ. Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, với lễ vu Lan Bồn, con cái tùy điều kiện hoàn cảnh, bố thí, phóng sinh, cúng dường Tam bảo để hồi hướng công đức cho cha mẹ, cầu siêu cho cha mẹ tổ tiên nhiều đời. Tóm lại, Vu Lan bồn là ngày lễ báo hiếu vô cùng cao đẹp của Phật giáo nói riêng và là ngày lễ hội báo hiếu nói chung của mọi người con hiếu trên thế gian này. Lễ Vu Lan mang một ý nghĩa thật thiêng liêng cao cả, giúp cho con cái nghĩ nhớ đến công ơn cha mẹ, khơi dậy trong lòng họ một tinh thần báo hiếu đáng quý, đáng trân trọng. Người con Phật nhận thức sâu sắc lời Phật, mùa Vu Lan về càng nỗ lực tinh tấn thực hành hạnh hiếu để báo đáp thâm ân của cha mẹ. Thờ kính cha mẹ đã trở thành một đạo lý sống của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là đạo lý sống của hàng Phật tử khi khẳng định đạo Phật là đạo hiếu.